- The AI Growth
- Posts
- 5 mẹo nhỏ giúp tối ưu hóa câu trả lời từ ChatGPT cực hiệu quả
5 mẹo nhỏ giúp tối ưu hóa câu trả lời từ ChatGPT cực hiệu quả
Ngoài ra, Cách dùng ChatGPT để tạo Mind Map và Flowchart


Welcome, Growth Pioneers! 🚀
Chào bạn,
Hôm nay TAG sẽ chia sẻ cho bạn:
5 mẹo nhỏ giúp tối ưu hóa câu trả lời từ ChatGPT
ChatGPT và các chatbot AI có khả năng đáp ứng yêu cầu của người dùng theo mức độ khác nhau tùy thuộc cách diễn đạt câu hỏi.
Trong lĩnh vực AI, tạo câu lệnh (prompt) là cách người dùng định hình đầu vào để chỉ dẫn cho mô hình AI biết cách phản hồi. TechRadar chỉ ra 5 mẹo đơn giản với ChatGPT giúp người dùng nhận được câu trả lời tốt hơn.

ELI5 (giải thích như tôi 5 tuổi)
Nhập ELI5 theo sau là chủ đề mà người dùng muốn hỏi vào ChatGPT. Chatbot này sẽ đưa ra lời giải thích rất đơn giản về điều người dùng đang cố gắng tìm hiểu. Cụm từ này phổ biến trên các nền tảng internet như Reddit và là cách tuyệt vời để học hỏi kiến thức phức tạp một cách dễ dàng.
Step-by-step (từng bước)
Khi cần giúp đỡ trong việc chia nhỏ nhiệm vụ bằng ChatGPT, hãy nhập lệnh Step-by-step trước câu hỏi, và ChatGPT sẽ phản hồi bằng các bước để người dùng theo dõi và quản lý nhiệm vụ dễ hơn. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng lệnh này vào mọi câu hỏi để có câu trả lời nhanh chóng cho mọi vấn đề từ cài đặt tính năng cụ thể trên smartphone hay công thức nấu ăn.
TL;DR (quá dài; không đọc)
Khi gặp một đoạn văn bản quá dài và muốn biết thông tin về nó, người dùng chỉ cần thêm lệnh TL;DR trước các văn bản này, ChatGPT sẽ tóm tắt nó ngay lập tức. Hiện tại đã có nhiều công cụ tóm tắt sử dụng AI sẵn có, nhưng câu lệnh này vẫn hữu ích cho người dùng ChatGPT.
Decision tree (cây quyết định)
Hiện nay có nhiều người sử dụng ChatGPT để hỗ trợ đưa ra quyết định khi chatbot này có khả năng giúp người dùng hiểu các góc nhìn khác nhau của một vấn đề và lựa chọn quyết định. Câu lệnh Decision tree trước truy vấn như "Tôi có nên đi xem phim tối nay không?". ChatGPT sẽ giúp người dùng đưa ra lựa chọn dựa trên nhiều tùy chọn khác nhau. Điều này rất hữu ích khi người dùng cần lý giải các chiến lược tiềm năng hoặc có cái nhìn khác về vấn đề của mình.
Diagram (biểu đồ)
ChatGPT có thể tạo biểu đồ, người dùng chỉ cần nhập lệnh Diagram vào bất kỳ dữ liệu nào của mình. Bên cạnh đó, khi kết hợp với lệnh Decision tree và Diagram thì ChatGPT sẽ tạo ra hình ảnh và biểu đồ phù hợp với dữ liệu của người dùng.
Hướng dẫn chi tiết cách dùng ChatGPT để tạo Mind Map và Flowchart
Tạo mind map (sơ đồ tư duy) và flowchart (lưu đồ) là phương pháp hiệu quả để tổ chức ý tưởng và trình bày thông tin phức tạp một cách trực quan. Tuy nhiên, việc thực hiện thủ công hoặc dùng các công cụ truyền thống thường gặp nhiều khó khăn, từ tốn thời gian đến giao diện thiếu thân thiện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách sử dụng ChatGPT – chatbot AI được sử dụng nhiều nhất hiện tại – để tạo sơ đồ tư duy một cách nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời tìm hiểu cách áp dụng tương tự cho flowchart.
Những trở ngại khi tạo mind map và flowchart theo cách thông thường
Việc tạo các sơ đồ này theo phương pháp cũ thường đi kèm nhiều khó khăn:
Tốn thời gian: Vẽ tay hay sắp xếp các nhánh trên phần mềm cơ bản đều tốn nhiều công sức, nhất là khi cần chỉnh sửa hoặc thay đổi bố cục.
Giới hạn ở phiên bản miễn phí: Một số công cụ giới hạn các tính năng quan trọng như chia sẻ hay xuất tệp ở bản miễn phí, gây nhiều bất tiện.
Khó cộng tác và đồng bộ: Việc chia sẻ hoặc làm việc nhóm trên các công cụ cũ thường xuyên gặp trục trặc về đồng bộ dữ liệu.
Những rào cản này vô tình biến việc tạo sơ đồ thành một trải nghiệm mệt mỏi thay vì là một công cụ hỗ trợ tư duy hiệu quả.
Hướng dẫn tạo mind map bằng ChatGPT
Hãy cùng thực hiện các bước chi tiết sau để tạo một sơ đồ tư duy về “Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu”, tập trung vào các hiện tượng thiên tai và thời tiết cực đoan gần đây.
Bước 1: Chuẩn bị nội dung với ChatGPT
Bạn có thể sử dụng ChatGPT hoặc bất kỳ Chatbot AI nào khác để tạo nhanh dàn ý. Hãy nhập một câu lệnh (prompt) cụ thể, ví dụ:
“Tôi muốn tạo mind map về chủ đề “các nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu”, các ý lớn là các các thiên tai, thời tiết bất thường hoặc nguy hiểm trong thời gian gần đây, các nhánh nhỏ là các nguyên nhân, tác nhân tạo ra những thiên tai đó”

ChatGPT sẽ trả về một dàn ý có cấu trúc và chia theo các nhánh chính như: Nắng nóng kỷ lục, lũ lụt dữ dội,… Và các nhánh nhỏ để bổ trợ cho các ý chính: Hiệu ứng nhà kính, phá rừng đầu nguồn,…
Bước 2: Tạo sơ đồ tư duy bằng Whimsical Diagrams được tích hợp trong GPT
Whimsical là một công cụ linh hoạt, hỗ trợ hiệu quả cho việc xây dựng sơ đồ tư duy, flowchart, wireframe và quản lý dự án. Nền tảng này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
Giao diện trực quan: Thiết kế thân thiện, giúp người dùng dễ dàng thao tác và làm quen.
Hỗ trợ cộng tác trực tuyến: Cho phép các thành viên trong nhóm hoặc lớp học cùng làm việc và tương tác trên cùng một không gian.
Tích hợp với ChatGPT: Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, giúp việc chuyển đổi ý tưởng từ văn bản sang sơ đồ trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Để bắt đầu, hãy truy cập thư viện GPT ở thanh công cụ bên trái, tìm kiếm với từ khóa “Whimsical Diagrams” và chọn kết quả có biểu tượng màu tím. Sau đó, bạn chỉ cần dán nội dung hoặc dàn ý của mình vào, Whimsical sẽ tự động phân tích và chuyển hóa chúng thành một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh.

Sau khi sơ đồ được tạo, bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh nó. Whimsical sẽ cung cấp cho bạn đường dẫn để chuyển trực tiếp đến giao diện web chính thức, ở đây sẽ cho phép bạn thay đổi kiểu đường nối (cong hoặc thẳng), định dạng văn bản, thêm biểu tượng hoặc màu sắc cho từng nhánh để sơ đồ thêm sinh động. Khi đã hoàn tất, bạn có thể tạo liên kết chia sẻ để gửi cho đồng nghiệp, bạn bè cùng xem hoặc cộng tác chỉnh sửa trong thời gian thực. Bên cạnh sơ đồ tư duy, Whimsical còn cung cấp khả năng tương tự để tạo flowchart một cách trực quan và hiệu quả.

Whimsical là một công cụ trực quan, ứng dụng sức mạnh của AI để biến việc tạo sơ đồ tư duy và lưu đồ từ một nhiệm vụ tường trừng khó khăn mà trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bằng cách loại bỏ những rào cản của phương pháp truyền thống, Whimsical cho phép mọi người dùng, dù là sinh viên hay chuyên gia có thêm thời gian để tập trung trọn vẹn vào việc phát triển ý tưởng mà không bị phân tâm bởi các thao tác kỹ thuật.
📬 Nếu thấy bản tin hữu ích?
Hãy chia sẻ đến cộng đồng sáng tạo mà bạn yêu quý – và giúp TAG có thêm động lực lan toả sức mạnh của AI đến nhiều người hơn nữa! và đừng quên theo dõi Fanpage THE AI GROWTH để cập tin nhanh chóng hơn nhé!
Và nếu bạn muốn nâng cấp kiến thức và sở hữu cho mình một hệ thống AI Agent cực đỉnh vận hành tự động cho cá nhân hay chính doanh nghiệp của mình đừng quên xem ngay khóa học mới nhất của TAG - “Khóa xây dựng AI Agent cho doanh nghiệp” |
Thông tin chi tiết về khóa học: LINK THÔNG TIN |
Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng The AI Growth!
Trân trọng,
The AI Growth Team
Kiến tạo giá trị – Dẫn dắt cuộc chơi!